Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh

Phần lớn xương của trẻ được cấu tạo nên bằng chất liệu mềm, dễ uốn nắn, qua một quá trình gọi là tiến trình cốt hóa xương, chúng dần phát triển, các sụn biến thành xương và cứng hơn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố ảnh hưởng mà tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh hiện nay có chiều hướng gia tăng. Để khắc phục tình trạng này cho trẻ là vấn đề không quá khó, nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn, cố gắng nỗ lực trong quá trình điều trị rất cao.

Ngày đăng: 15-09-2016

1,707 lượt xem

Chân vòng kiềng là gì?

Người có chân vòng kiềng được coi là tật, nhưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như trí tuệ, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ ngoại hình của mỗi người. Chân vòng kiềng là khi đứng thẳng thì khớp gối hai bên nghiêng vào bên trong khiến hai đầu gối không được thẳng khít, cách nhau khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường nhưng cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa lớn hơn 1.5cm. Đặc biệt tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh có khả năng xảy ra là rất cao, vì đây là giai đoạn quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng là gì và có thể  khắc phục tình trạng này hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là khi đứng thẳng thì khớp gối hai bên nghiêng vào bên trong khiến hai đầu gối không được thẳng khít, cách nhau khoảng 1,5cm

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ  sơ sinh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh có khả năng do di truyền, bẩm sinh hoặc do quá trình mẹ mang thai, mặt khác là do các yếu tố khách quan bên ngoài tác động tạo nên.

Đầu tiên có thể kể đến tình trạng trẻ sơ sinh có đôi chân vòng kiềng là do tư thế gấp người của trẻ ở trong bào thai (tình trạng này sẽ kết thúc khi trẻ lớn hoặc có thể không tùy thuộc nhiều yếu tố) hoặc có thể do một vài lý do như ngộ độc, bệnh tật, thiếu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là thiếu vtamin nhóm D dẫn đến tình trạng phần xương ống chân phát triển bất thường khiến chân khuỳnh ra.

Có thể chúng ta chư biết rằng khi hệ xương khớp ở chân chưa đủ vững đã phải chịu một áp lực lớn để chống đỡ toàn bộ cơ thể, khiến nó bị biến dạng. Chính vì vậy do tâm lý nóng vội của các bậc phụ huynh cho trẻ tập đứng tập đi quá sớm, hay một vài thói quen sinh hoạt không tốt như ăn uống dẫn đến béo phì, trọng lượng quá tải đối với đôi chân, trẻ bị địu bế cắp nách nhiều bị khuỳnh chân, bị chân vòng kiềng.

Trẻ tập đứng tập đi quá sớm, hay một vài thói quen sinh hoạt không tốt như ăn uống dẫn đến béo phì, trọng lượng quá tải đối với đôi chân, trẻ bị địu bế cắp nách nhiều sẽ bị khuỳnh chân, chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ là một bệnh lý xương khớp rất ít được các mẹ để ý và phát hiện sớm, một số trường hợp đến khi bé lớn hẳn và dáng đi không được đẹp thì cha mẹ mới biết, đồng ý rằng đây là một trong những bệnh lý ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên nó lại liên quan đến vóc dáng, yếu tố thẩm mỹ trên cơ thể của trẻ. Bởi nhất dáng là tiêu chuẩn hoàn hảo đầu tiên của con người mà ai cũng phải thừa nhận, chính vì vậy việc quan tâm đến điều này là vô cùng cần thiết với tất cả mọi người và ngay từ bây giờ:

Dấu hiệu nhận biết chân bé bị vòng kiềng tuyệt đối mẹ không nên bỏ qua

 

Hướng dẫn cách phòng ngừa tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh

Trước tiên muốn phòng ngừa chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh chúng ta cần hiểu rõ về đặc điểm cấu tạo xương ở trẻ. Phần lớn xương của trẻ được cấu tạo nên bằng chất liệu mềm, dễ uốn nắn, qua một quá trình gọi là tiến trình cốt hóa xương, chúng dần phát triển, các sụn biến thành xương và cứng hơn.

Chính vì vậy cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng sáu tháng đầu, nghiên cứu cho thấy sữa mẹ rất nhiều vitamin D và canxi dồi dào giúp hạn chế bệnh còi xương (còi xương là nguyên nhân gây chân vòng kiềng), trong sữa đầy đủ dưỡng chất thiết yếu quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ.

Sữa mẹ rất nhiều vitamin D và canxi dồi dào giúp hạn chế bệnh còi xương, còi xương là nguyên nhân gây chân vòng kiềng

Trong thời gian đầu từ tháng thứ 3 trở đi, mẹ nên nhẹ nhàng nắn thẳng đều hai chân cho bé (nắn hướng vào trong từ đùi xuống mắt cá chân), nắn các cánh tay giống như xoa bóp nhẹ nhàng giúp lưu thông máu, thúc đẩy cơ xương phát triển.

Một lưu ý cũng hết sức quan trọng đó là mẹ không nên cho con tập đi quá sớm dù ở hình thức nào. Do chức năng của hệ xương của con chưa phát triển hoàn thiện, còn non yếu, nếu tập đi sớm trọng lượng cơ thể dồn ép xuống chân khiến xương biến dạng, cong vẹo. Quá trình tập đi của bé tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau nên các mẹ cứ bình tĩnh và kiên nhẫn nhé (thời gian thích hợp và đạt chuẩn để bé tập đi là ngoài chín tháng).

Thường xuyên tham khảo, bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý trong bữa ăn hàng ngày để bé phát triển tốt nhất. Canxi, vitamin nhóm D là khoáng chất chủ yếu quyết định quá trình hình thành và phát triển hệ xương khớp. Tuy nhiên khi mẹ bé không cảm thấy chắc chắn về sự am hiểu của bản thân về vấn đề này thì nên hỏi các bác sĩ để được tư vấn có hiệu quả hơn, tránh làm việc theo cảm tính, đôi khi việc yêu thương con không đúng cách đúng chỗ sẽ không có lợi cho bé. Các mẹ có thể tham khảo, tư vấn tại trung tâm điều trị bằng vật lý trị liệu chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh tại nguyenkimthuy.com với các chuyên gia từ 5 năm kinh nghiệm trở lên để có câu trả lời tốt nhất.

Tư vấn tại trung tâm điều trị bằng vật lý trị liệu chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh tại nguyenkimthuy.com với các chuyên gia từ 5 năm kinh nghiệm trở lên để có câu trả lời tốt nhất

Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân và cách phòng ngừa chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh vui lòng click vào link dưới đây:

Nguyenkimthuy.com địa chỉ uy tín được sáng lập từ đội ngũ y bác sỹ giỏi cũng như các chuyên gia kinh nghiệm 5 năm trở lên giúp tư vấn điều trị chân vòng kiềng cho trẻ sơ sinh hiệu quả an toàn, không lo chi phí điều trị cao

 

*** Lưu ý: Bài tập hoặc chia sẻ mang tính chuyên môn. Quý vị không nên tự tập mà cần tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi tập cho bé.

Các Ba/Mẹ quan tâm cũng như muốn được chia sẻ về bí quyết dùng vật lý trị liệu để chữa trị dị tật cho trẻ sơ sinh của cô Thuỳ, có thể gọi đến số 0983 44 66 95 để trao đổi kinh nghiệm trực tiếp với cô. Nếu bạn gọi điện mà cô không bắt máy là có thể cô đang bận làm việc không nghe được điện thoại, bạn có thể gọi lại vào lúc khác hoặc để lại tin nhắn cho cô. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số Hotline khác của cô 0902 799 706 để được tư vấn hỗ trợ điều trị đúng cách.

Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu thêm các dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY
 
Để tìm hiểu thêm quá trình cô điều trị cho các bé vui lòng xem thêm tại:

 
Website:nguyenkimthuy.com do cô Nguyễn Kim Thuỳ và các cộng sự dày dặn kinh nghiệm tâm huyết với nghề lập ra. Chúng tôi dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để đưa ra những phương pháp chữa trị giúp các bé bị dị tật có thể khỏi hoàn toàn. Tư vấn miễn phí
 
Tham khảo Phương pháp => "Điều trị bằng Vật Lý Trị Liệu"
 

-------------------------
CHUYÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ SƠ SINH
 
NGUYỄN KIM THÙY (Vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh)
Hotline:
 0983 44 66 95 - 0902 799 706 (Ms.Thùy)
 
Youtube: Nguyễn Kim Thùy 
.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha