Chia sẻ một số biểu hiện vẹo cổ ở trẻ sơ sinh thường gặp

Làm thế nào để có thể nhận biết được rằng bé bị vẹo cổ bẩm sinh, chúng ta có thể phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới chớm hay không? Và để phòng ngừa cũng như điều trị vẹo cổ ở trẻ sơ sinh mẹ cần phải có kĩ năng kinh nghiệm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải quyết những thắc mắc này ở bài viết ngay sau đây.

Ngày đăng: 29-09-2016

26,375 lượt xem

Tật vẹo cổ bẩm sinh ở trẻ em

Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tật cổ xoay khi đầu bé nghiêng sang một bên, cằm nghiêng theo hướng ngược lại. Đây có thể coi là tật vẹo cổ bẩm sinh ở trẻ, nó xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là do dị tật bẩm sinh cũng có thể là do một số bé phải trải qua quá trình chào đời đầy khó khăn hoặc do tư thế nằm không đúng của thai nhi khi còn trong bụng mẹ.

Tật vẹo cổ bẩm sinh thường phát triển khi cơ nối xương ức và xương đòn với hộp sọ bị kéo căng. Sự kéo căng này có thể là do vị trí bất thường ở tử cung (đầu nghiêng theo một hướng ) hoặc cơ bắp đã bị hư hỏng trong quá trình sinh nở. Tình trạng này được gọi là tật vẹo cổ cơ bắp bẩm sinh.

Tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh trong những trường hợp hiếm có thể xảy ra như là kết quả của tình trạng bệnh nghiêm trọng gây thiệt hại cho hệ thần kinh hay cơ bắp như não và u tủy sống. Bên cạnh đó yếu tố di truyền cũng được coi là vẹo cổ bẩm sinh, vẹo cổ ở trẻ sơ sinh là một trong những tật hết sức nhạy cảm và khó phát hiện.

Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tật cổ xoay khi đầu bé nghiêng sang một bên, cằm nghiêng theo hướng ngược lại

 

Biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh bị tật vẹo cổ

Vậy làm thế nào để có thể  nhận biết được rằng bé bị vẹo cổ bẩm sinh, chúng ta có thể phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới chớm bằng một số dấu hiệu, biểu hiện sau đây của bé:

Trong hai tuần đầu tiên sau sinh mẹ có thể phát hiện tật vẹo cổ ở bé nếu thấy đầu bé nghiêng sang một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác. Để rõ hơn nếu mẹ sờ thấy một bên cạnh của cổ gồ lên hình dạng một bướu nhỏ và căng cứng hơn bình thường. Hoặc mặt trẻ bị lép một bên, trẻ thường nhìn về một bên, đầu bé méo cũng là yếu tố để nhận diện chứng vẹo cổ ở trẻ.

Trong hai tuần đầu tiên sau sinh mẹ có thể phát hiện tật vẹo cổ ở bé nếu thấy đầu bé nghiêng sang một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác

Ngoài ra tư thế ngủ cũng là một trong số những nguyên nhân gây vẹo cổ ở trẻ sơ sinh, chính vì vậy nếu mẹ thấy bé hay nằm ghé hẳn về một bên thì cũng nên để ý lại. Rất có thể đây là một trong số những biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Tư thế ngủ cũng là một trong số những nguyên nhân gây vẹo cổ ở trẻ sơ sinh

Trường hợp bé bị té ngã, chấn thương do va đập dẫn đến ảnh hưởng cơ xương vùng cổ sẽ có những dấu hiệu khác nhau, để chắc chắn mẹ nên đưa bé đi bác sĩ khám và chuẩn đoán bé có bị vẹo cổ hay không?

Ở một số trẻ mắt lác và viêm họng cũng có thể cho thấy đây là biểu hiện vẹo cổ, tuy nhiên ở những trường hợp này có một phần trăm nhỏ trẻ bị vẹo cổ, nên các mẹ đừng quá lo lắng và tự kết luận nhé! Hãy đưa bé đến bác sĩ để chuẩn đoán chính xác hơn.

 

Điều trị vẹo cổ bẩm sinh ở trẻ hiện nay là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm, vì yếu tố sức khỏe cũng như thẩm mỹ nói chung cho bé. Tuy nhiên không phải vì tâm lý lo lắng thái quá mà cha mẹ điều trị cho bé bằng mọi phương pháp. Một số phương pháp phẫu thuật sẽ có nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng, giảm khả năng sức đề kháng của bé. Vậy phương pháp tập vật lý trị liệu có phải là phương pháp tốt nhất cho bé? Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

Tìm hiểu phương pháp tốt nhất để điều trị vẹo cổ bẩm sinh cho trẻ

 

Phòng ngừa và điều trị vẹo cổ ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa điều trị vẹo cổ ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề quá khó, tuy nhiên nếu chúng ta không biết cách cũng như không nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh thì cũng khó lòng phòng ngừa bệnh.

Phòng ngừa bệnh bằng cách mẹ ăn uống đầy đủ trong quá trình mang thai, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện mọi dấu hiệu bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng. Bên cạnh đó mẹ nên có những bí quyết tập luyện trong quá trình mang thai để sẵn sàng cho bé chào đời được thuận lợi.

Trong quá trình chăm sóc bé từ giai đoạn đầu mẹ nên chuẩn bị kĩ năng về dinh dưỡng và mọi kinh nghiệm cần thiết để bé phát triển khỏe mạnh hoàn hảo nhất.

Có rất nhiều cách trị vẹo cổ ở trẻ sơ sinh tuy nhiên mẹ nên ghi nhớ, thời gian vàng của điều trị thường là tháng đầu sau sinh, sau 3 tháng khả năng khỏi bằng một số phương pháp khác cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Một số phương pháp phẫu thuật sẽ có nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tốt nhất mẹ nên cho bé điều trị bằng phương pháp tập vật lý trị liệu, vì nó mang lại nhiều ưu điểm trong quá trình điều trị của bé. Nó tập trung cải thiện kĩ năng vận động kết hợp việc đánh giá cử động cổ. Vận dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng còn giúp khắc phục được những hoạt động ức chế tư thế khác nữa thường gặp ở trẻ mắc bệnh vẹo cổ bẩm sinh, đồng thời thúc đẩy phát triển khả năng các vận động bình thường.

Trung tâm vật lý trị liệu nguyenkimthuy.com được sáng lập bởi đội ngũ y bác sĩ, các chuyên viên có trình độ cao, giàu năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp con bạn trong việc hỗ trợ, tư vấn điều trị vẹo cổ bẩm sinh.

Vận dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng còn giúp khắc phục được những hoạt động ức chế tư thế khác nữa thường gặp ở trẻ mắc bệnh vẹo cổ bẩm sinh, đồng thời thúc đẩy phát triển khả năng các vận động bình thường

 

Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân và cách phòng ngừa chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh vui lòng click vào link dưới đây:

Nguyenkimthuy.com địa chỉ uy tín được sáng lập từ đội ngũ y bác sỹ giỏi cũng như các chuyên gia kinh nghiệm 5 năm trở lên giúp tư vấn điều trị chân vòng kiềng cho trẻ sơ sinh hiệu quả an toàn, không lo chi phí điều trị cao

 

*** Lưu ý: Bài tập hoặc chia sẻ mang tính chuyên môn. Quý vị không nên tự tập mà cần tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi tập cho bé.

Các Ba/Mẹ quan tâm cũng như muốn được chia sẻ về bí quyết dùng vật lý trị liệu để chữa trị dị tật cho trẻ sơ sinh của cô Thuỳ, có thể gọi đến số 0983 44 66 95 để trao đổi kinh nghiệm trực tiếp với cô. Nếu bạn gọi điện mà cô không bắt máy là có thể cô đang bận làm việc không nghe được điện thoại, bạn có thể gọi lại vào lúc khác hoặc để lại tin nhắn cho cô. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số Hotline khác của cô 0902 799 706 để được tư vấn hỗ trợ điều trị đúng cách.

Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu thêm các dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY
 
Để tìm hiểu thêm quá trình cô điều trị cho các bé vui lòng xem thêm tại:

 
Website:nguyenkimthuy.com do cô Nguyễn Kim Thuỳ và các cộng sự dày dặn kinh nghiệm tâm huyết với nghề lập ra. Chúng tôi dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để đưa ra những phương pháp chữa trị giúp các bé bị dị tật có thể khỏi hoàn toàn. Tư vấn miễn phí
 
Tham khảo Phương pháp => "Điều trị bằng Vật Lý Trị Liệu"
 

-------------------------
CHUYÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ SƠ SINH
 
NGUYỄN KIM THÙY (Vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh)
Hotline:
 0983 44 66 95 - 0902 799 706 (Ms.Thùy)
 
Youtube: Nguyễn Kim Thùy 
.

 

Bình luận (11)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Kim hiền (26-02-2018) Trả lời
    Chào Bs. Con trai e được 4 tháng. Khi ngủ bé ngủ nhìn về bên trái sửa sao cũng không được.khi cho bé ngồi mới thấy bé nhìn nghiêng về bên trái.bé có quay qua quay lại nhưng vẫn nghiêng về trái. Xin hỏi Bs bé 4 tháng rồi khắc phục được k.cảm ơn bs
  • Nguyễn thị thanh thúy (22-01-2018) Trả lời
    Em chào bác sĩ con em được 3 tháng thường nằm đầu nghiêng qua phải cầm nghiêng qua trái là bị vẹo cổ bên nào ạ
  • Mai (26-12-2017) Trả lời
    Chị cho em hỏi bé nhà em sinh ra đã bị lép má do vẹo cổ( bé không có nổi khối cơ chủm) . Đầu nghieng trái mà mặt xoay phải. Em tập VLTL theo hướng dẫn ( em chỉ tập được vào buổi tối khi bé ngủ thật say, bình thường bé thức sẽ khóc gồng cứng không cho tập).đến tháng thứ 3 em thấy có cải thiện chút ít nhưng qua tháng thứ 4 khi bé biết lật thì phat hiện đầu lại nghiêng phải và mặt cũng xoay phải. Em được hướng dẫn kéo cổ bé theo hướng ngược lại và tập bế ngồi. Em lo lắng không biết tình trạng con em như vậy bao lâu mới hết được ạ?
  • Dangnguyenhuyenmy (16-10-2017) Trả lời
    Xin BS cho biết con tôi nằm hay bế cổ cháu đều vẹo bên phải . Lúc nằm cổ cháu hay vuông góc với thân. Sau khi đọc bài này tôi nhận thấy cháu có biểu hiện của vẹo cổ. Do cháu mới gần hai tháng và GĐ ở daklak vậy đến nay nếu điều trị có khả năng khỏi k ?Nhờ BS tư vấn giúp. Cảm on ạ.
  • Nguyễn thị thuý (11-09-2017) Trả lời
    Chào bác sĩ , bác sĩ tư vấn cho e 1 chút , bé nhà e gần 9 tháng tuổi nhưng bé hay vẹo đầu về 2 bên , có khi vẹo bên trái nửa tháng hoặc 1 tháng bé lại vẹo sang bên phải cũng tầm tgian đo , bé nhà e còi có dc 7kg ! Bác sĩ tư vẫn giúp e lên giờ làm như thế nào trị liệu ntn ạ !
  • Xem thêm các bình luận khác